HITOCO 26 – MAGIE KẼM-SILIC GIẢI PHÁP GIÚP CÂY DUY TRÌ SỨC SỐNG, QUANG HỢP TỐT SAU RA HOA

THÀNH PHẦN HITOCO 26 – MAGIE KẼM-SILIC
OM-Chất hữu cơ: 200g/l = 20%(m/v), Đạm tổng số (Nts): 40g/l = 4% (m/v); Kali hữu hiệu (K2Ohh) : 20g/l = 2%(m/v); Bo (B): 50ppm; Kẽm (ZinC): 50ppm; Tỷ lệ C/N: 3, PH(H2O): 5.0; Tỷ trọng: 1.19
Nguyên liệu trong sản xuất chứa: Magie (Mg), Kẽm (Zn), Si=Si(ts)4+……và các chất phụ gia sinh học của công ty.
CÔNG DỤNG HITOCO 26 – MAGIE KẼM-SILIC

Là nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của thực vật. Hình thành diệp lục tố.
Giúp cân bằng độ pH trong cây, tăng khả năng tổng Acid Amin và Protein.
Tăng cường sức đề kháng cho cây, giúp chống chu vi điều kiện thời tiết bất lợi.
Xanh lá, tăng khả năng quang hợp cho cây sau khi xử lý ra hoa.
Hạn chế ghẻ lá, cháy đầu lá.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HITOCO 26 – MAGIE KẼM-SILIC

Cây ăn trái: Cam, bưởi, quýt, chanh, mận, sầu riêng, bơ, nhãn, ổi…: Sử dụng cho mọi giai đoạn của cây. Liều dùng: 500ml/400 lít nước.
Cây rau màu: Ớt, dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bầu, bí,….: Sử dụng cho mọi giai đoạn của cây. Liều dùng: 500ml/400 lít nước.
Chú ý:
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với anh
Sáng mặt trời. Tránh xa tầm tay trẻ em.
#HITOCO26 #MAGIEKẼMSILIC #ĐÂMCHỒI #NẢYLỘC #CỨNGCÂY #LÁXANH #TRÁILỚN #BÓNGTRÁI
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG CẦN BIẾT
MỘT SỐ BIỂU HIỆN KHI CÂY TRỒNG BỊ THIẾU VI LƯỢNG

Khi cây trồng bị thiếu vi lượng, chúng sẽ có các biểu hiện bất thường trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến mà dễ nhận biết nhất ở cây trồng bị thiếu vi lượng:
Cây thiếu đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử.
Thiếu chất mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm
Thiếu chất kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.
Thiếu chất sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
Thiếu chất clo (Cl): Thiếu clo dẫn đến tình trạng chuyển màu ở lá cây. Từ phần đỉnh, lá cây héo dần, chuyển sang vàng, nâu đồng rồi chết.
Thiếu chất bo (B): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.
Thiếu chất Molypden: Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây.
Như vậy, hầu hết các biểu hiện của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng đều tương đối rõ ràng, có thể quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng cũng dễ phân biệt, ít gây nhầm lẫn cho bà con nông dân.
Reviews
There are no reviews yet.